Nội dung bài viết Nhân viên kinh doanh tiếng anh là gì?
Nhân viên kinh doanh tiếng anh là gì?, nhân viên kinh doanh một công việc rất hot hiện nay, để trở thành một nhân viên kinh doanh thì bên cạnh các kiến thức cần phải có liên quan đến kinh tế thì bạn còn phải tự trang bị thêm cho mình kỹ năng mềm, vốn ngoại ngữ để có thể tự tin giao tiếp và thuyết phục khách hàng lựa chọn sản phẩm của mình. Việt Nam đang trên đường hội nhập với thế giới và các công ty tập đoàn lớn đã bắt đầu đầu tư vào nước ta, chính vì thế mà nhân viên kinh doanh là vị trí đang được tuyển dụng rất nhiều, đây chính là cơ hội và cũng là thách thức cho những người đang muốn trở thành một nhân viên kinh doanh.
1. Nhân viên kinh doanh tiếng anh là gì?
Trong tiếng anh để nói tới nhân viên kinh doanh thì có rất nhiều từ như: National Sales Manage, Area Sales manager, Salesman, Saleswoman, Sales Supervisor,…tuy mang chung một hàm ý là để đề cập về nhân viên kinh doanh nhưng các từ này là mang một sự phân cấp khác nhau như sau:
Salesman và saleswoman: đây được xem như là một trong những cấp bậc thấp nhất, được dùng để chỉ những người bán hàng là nhân viên nam hay nữ.
Sales Supervisor và Sales Executive: đây là cập bậc cao hơn so với salesman và saleswoman, thường nắm vai trò quản lý và điều phối một nhóm bao gồm nhiều salesman và saleswoman.
Area Sales manager: đây là cấp bậc cao hơn Sales Supervisor và Sales Executive, nhiệm vụ chính là quản lý một vùng hoặc một khu vực được phân công.
Regional Sales Manager: đây là nhóm chuyên quản lý Area Sales manager và cả luôn hai nhóm trên. Regional Sales Manager có vai trò quan trọng trong việc hoạch định kế hoạch để các nhóm bên dưới thực hiện theo.
Theo từng giai đoạn thì bạn sẽ được gắn thêm một chức danh cụ thể đối với một nhân viên kinh doanh, ngoài ra khi ở các cấp bậc khác nhau thì yêu cầu công việc và nhiệm vụ cũng có sự khác nhau.
2. Nhân viên kinh doanh là gì?
Nhân viên kinh doanh là những người có nhiệm vụ chính là tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm đang được bày bán, có thể xem nhân viên kinh doanh giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm của một công ty.
3. Các công việc chính của nhân viên kinh doanh là gì?
Các công việc chính của một nhân viên kinh doanh cần làm là:
Giới thiệu, tư vấn cho khách hàng các sản phẩm và dịch vụ mà công ty mình đang có
Tìm kiếm và duy trì mạng lưới các khách hàng và các đối tác có tiềm năng cho công ty
Tiếp nhận các phàn nàn về chất lượng của sản phẩm, sau đó tiến hành thông tin lại vấn đề này đối với cấp trên.
Chăm sóc khác hàng và thúc đẩy các hợp đồng kinh doanh
Bên cạnh việc chăm sóc và duy trì các mối quan hệ đối với khách hàng cũ thì nhân viên kinh doanh còn phải không ngừng đi tìm các khách hàng mới, để làm giàu lượng khách hàng cho mình.
Trực tiếp thực hiện việc đôn đốc các hợp đồng bao gồm các công việc như: thủ tục giao hàng, xuất trình hóa đơn, kiểm tra chất lượng sản phẩm cùng khách hàng
Tiến hành lập thủ tục ký kết các hợp đồng sau đó tiến hành lưu giữ bản copy và chuyển bản chính cho cấp trên và một bản chính cho phòng kế toán
Thường xuyên tiếp xúc với khách hàng để cập nhật thêm thông tin và các phản ánh của khách hàng về chất lượng sản phẩm của công ty
Thành thạo các phần mềm vi tính như Word, Excel,..
Nói tốt một hoặc nhiều ngoại ngữ cũng là một yêu cầu đối với nhân viên kinh doanh trong quá trình hội nhập hiện nay tại nước ta.
Thực hiện báo cáo tổng kết hàng tháng, hàng quý cho cấp trên về nhu cầu hàng hóa, các vấn đề phát sinh, số lượng khách hàng quan tâm đến các mặt hàng của công ty
4. Yêu cầu cần thiết để trở thành một nhân viên kinh doanh
Hiện nay, muốn trở thành một nhân viên kinh doanh thì đòi hỏi bạn phải đáp ứng được các yêu cầu sau của nhà tuyển dụng:
Tốt nghiệp đại học chuyên nghành quản trị kinh doanh hoặc marketing
Có kinh nghiệm cũng là một yếu tố rất được chú ý khi tuyển nhân viên kinh doanh
Thành thạo kỹ năng bán hàng, kỹ năng mềm tốt
Có khả thuyết phục khách hàng, đàm phán được với nhiều đối tượng.
Có kỹ năng tổ chức công việc và quản lý thời gian tốt.
Cở mở và dễ gần gũi.
Nắm rõ về sản phẩm mình đang bán, dây chuyền công nghệ sản xuất để có thể trình bày với khách hàng khi có nhu cầu
Hiểu rõ điểm mạnh của dòng sản phẩm công ty mình, bên cạnh đó cũng phải tìm hiểu thêm về các sản phẩm của công ty đối thủ
Nắm rõ quy trình tiếp xúc khách hàng, các quy trình liên quan đến việc xử lý khiếu nạị khi xảy ra sự cố liên quan đến hợp đồng hay chất lượng sản phẩm
Yêu nghề và có nhiệt huyết, những nhân viên kinh doanh phải là những người tâm quyết với sản phẩm của công ty mình làm ra, thì khi ấy họ mới sẵn sàng tìm cách để thuyết phục khách hàng tin vào chất lượng sản phẩm của công ty mình.
Ngoài ra bạn còn phải là người có khả năng chịu áp lực cực tốt, đứng trước sức ép từ doanh số và sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ bạn phải có ý chí thật kiên cường và vững vàng.
5. Thu nhập của nhân viên kinh doanh
Khi trở thành một nhân viên kinh doanh thì thu nhập của bạn thường được tính theo mức hoa hồng của số tiền sản phẩm mà nhân viên bán được công với mức lương cứng. Thông thường thì mức lương cứng chỉ mang yếu tố tượng trưng và để đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên kinh doanh, phần hoa hồng đến từ số tiền bán sản phẩm nó sẽ quyết định đến thu nhập hằng tháng của một nhân viên kinh doanh.
Chính vì đó thu nhập của bạn có thể sẽ rất cao nếu như bạn là một người bán hàng xuất sắc và ngược lại, nếu như bạn không thuyết phục được khách hàng tin tưởng mình để lựa chọn sản phẩm do công ty mình bán thì lượng của bạn sẽ rất thấp chỉ là lương cứng.
Cách trả lương bên trên được áp dụng với hầu hết các nhân viên kinh doanh vì nó sẽ góp phần thúc đẩy khả năng làm việc cũng như yêu cầu các nhân viên phải cố gắng hết sức để thuyết phục khách hàng, ngoài ra nhân viên còn phải thường xuyên chăm sóc và giữ gìn mối quan hệ đối với các khách hàng tiềm năng, bên cạnh đó là luôn cố gắng để tìm thêm các khách hàng mới cho công ty.
6. Cơ hội thăng tiến của một nhân viên kinh doanh
Đối với một nhân viên kinh doanh thì hiệu quả công việc thông thường sẽ được đánh giá thông qua số lượng hợp đồng, giá trị hợp đồng mà nhân viên kinh doanh đó mang về cho công ty. Bên cạnh đó thì mức độ hài lòng của khách hàng đối với nhân viên kinh doanh cũng là một tiêu chí để đánh giá.
Khởi đầu của bạn có thể là một nhân viên kinh doanh (salesman) nếu bạn cố gắng thì bạn có thể leo lên được đến các bị trí cao hơn như Sales Supervisor và Sales Executive và cuối cùng là Area Sales manager.
Nhân viên kinh doanh tiếng anh là gì?, công việc của một nhân viên kinh doanh hầu như không hề dễ dàng, yêu cầu bạn phải thật sự có tâm quyết và không ngừng học hỏi để ngày một tốt hơn, bên cạnh đó là tự mình trao dồi và nâng cao các kỹ năng nghề nghiệp, uy tính với khách hàng một khi bạn đã có được cho mình những vị khách trung thành thì công việc của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, mức thu nhập cũng sẽ được cải thiện một cách tối đa xứng đáng với những gì mà bạn đã bỏ ra.
"Hyundai MPC là đơn vị cung cấp xe tải, phụ tùng và các dịch vụ liên quan đến xe. Nội dung bài viết mang tính chất tham khảo, MPC không cung cấp dịch vụ tư vấn qua điện thoại"