Xe máy chuyên dùng là gì? Các quy định về xe máy chuyên dùng

Nước ta là một trong những nước có số lượng xe máy lớn nhất thế giới. Bên cạnh các loại xe máy thông thường đang di chuyển ngoài đường thì còn có thêm các mẫu xe máy chuyên dụng với thiết kế vô cùng đặt biệt để phục vụ cho từng công việc riêng biệt. Vậy để làm rõ vấn đề xe máy chuyên dụng là gì? Các quy định về xe máy chuyên dụng đang được ban hành tại nước ta hiện nay thì chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thông qua nội dung bài viết này.

xe_may_chuyen_dung_la_gi

1. Xe máy chuyên dụng là gì?

Định nghĩa về xe máy chuyên dụng được quy định rõ tại khoản 20 điều 3 của Luật giao thông đường bộ năm 2008. Trong đó có quy định: xe máy chuyên dụng sẽ bao gồm các loại như: xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, xe máy lâm nghiệp và một số loại xe đặc chủng khác được sử dụng cho mục đích quốc phòng và an ninh có tham gia giao thông trên đường bộ.

Qua phần định nghĩa trên có thể thấy răng các mẫu xe máy chuyên dụng thường không được sử dụng thường xuyên vì thế chúng rất ít khi xuất hiện tham gia giao thông trên đường nên thường sẽ có rất ít người có thể biết về các mẫu xe máy chuyên dụng này

2. Xe máy chuyên dụng được phân ra thành những loại nào?

cac_loai_xe_chuyen_dung

Để phục vụ cho việc quản lý xe máy chuyên dụng thì nhà nước đã chia nhóm này ra làm 3 nhóm nhỏ bao gồm:

  • Nhóm xe máy chuyên dụng thi công: đây là các loại xe được sử dụng cho việc thi công các công trình xây dựng. Một số mẫu xe máy chuyên dụng thi công như: các loại máy đào, máy xúc, xe lu, xe ủi, xe trộn bê tông, ,máy tưới nhựa đường, máy vệ sinh mặt đường,..
  • Nhóm xe máy chuyên dụng nông – lâm nghiệp: đây là các loại máy được sử dụng trong nông nghiệp và lâm nghiệp ví dụ như: các loại xe máy kéo bánh lốp hoặc các loại xe máy kéo sử dụng bánh xích.
  • Nhóm xe máy chuyên dụng được sử dụng cho lĩnh vực công an, quốc phòng an ninh: đó chính là các mẫu xe mô tô phân khối lớn được sử dụng bởi đội ngũ công an và quân đội để thực hiện các nhiệm vụ được giao.

3. Các quy định về xe máy chuyên dùng

/cac_quy_dinh_su_dung_xe_may_chuyen dung

Xe máy chuyên dùng chỉ được tham gia giao thông đường bộ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

Phải đảm bảo các quy định về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường

Có đăng ký và được trang bị biển số xe được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Hoạt động trong đúng phạm vi, khu vực được quy định. Trong quá trình di chuyển phải đảm bảo an toàn tuyệt đối dành cho người, các phương tiện và các công trình đường bộ

Việc sản xuất, lắp ráp, sữa chữa và nhập khẩu các mẫu xe máy chuyên dụng phải luôn tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật và các quy định về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

Đối với người điều khiển xe máy chuyên dụng cần phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

  • Có độ tuổi phù hợp để điều khiển xe máy chuyên dụng
  • Có sức khỏe phù hợp với từng yêu cầu của mỗi nghành nghề lao động
  • Có đầy đủ chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về luật giao thông đường bộ
  • Có đầy đủ bằng hoặc là chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dụng và được cấp bởi cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dụng

4. Tốc độ tối đa của xe máy chuyên dụng là bao nhiêu?

toi_do_gioi_han_ca_xe_may_chuyen dung

Hiện tại theo như quy định của điều 26 luật giao thông đường bộ năm 2008 thì tốc độ tối cho phép của xe máy chuyên dụng là khoảng 70 km/h và các loại xe máy chuyên dụng không được đi vào đường cao tốc trừ trường hợp phục vụ cho công việc quản lý hoặc bảo trì sữa chữa đường cao tốc.

Trong trường hợp khi người điều khiển xe máy chuyên dụng chạy quá tốc độ hoặc cho xe di chuyển vào đường cao tốc thì sẽ bị phạt tiền từ 5 cho đến 7 triệu đồng. Đi kèm với đó người lái xe còn bị tước giấy phép lái xe trong khoảng thời gian từ 1 cho đén 3 tháng. Chính vì thế mà người điều khiển xe máy chuyên dụng cần chú ý quy định này.

5. Trình tự và thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký xe máy chuyên dụng

TRINH_tu_dang_ky_xe_may_chuyen_dung

Bước 1: tổ chức và cá nhân sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại Sở giao thông và vận tải

Bước 2: Sở giao thông vận tải sau khi tiếp nhận hồ sơ sẽ tiến hành kiểm tra và hướng dẫn người nộp hồ sơ hoàn thiện hồ sơ nếu chưa đạt. Nếu hồ sơ đạt sẽ tiến hành viết giấy hẹn để kiểm tra xe máy chuyên dụng và sau đó trả kết quả đăng ký

Bước 3: Sở giao thông vận tải  sẽ tiến hành kiểm tra các mẫu xe máy chuyên dụng đã đăng ký cấp chứng nhận tại địa điểm đã được thỏa thuận từ trước với chủ xe. Việc tiến hành kiểm tra phải đảm bảo theo đúng quy định pháp luật

Bước 4: Sau khi kiểm tra xong và đảm bảo sẽ đạt được những yêu cầu thì khi ấy Sở giao thông vận tải sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký và kèm theo đó là biển số cho chủ xe máy chuyên dụng.

Kiến Thức Xe

Xem thêm Kiến Thức Xe