Turbo tăng áp nghĩa là gì?

Turbo tăng áp nghĩa là gì? đây chính là câu hỏi của rất nhiều người đang sử dụng xe ô tô hoặc xe tải, nếu như bạn không phải là một người trong nghề thì thật rất khó cho bạn có thể hiểu hết một cách chi tiết về turbo tăng áp. Đây là một sản phẩm được sử dụng để làm tăng sức mạnh cho hệ thống động cơ khá phổ biến hiện này, nó được trang bị cho các loại xe tải và xe ô tô giúp cho động cơ hoạt động mạnh mẽ giúp xe di chuyển một cách dễ dàng trên nhiều dạng địa hình hiểm trợ và khó khăn. Bên cạnh việc áp dụng trong lĩnh vực xe bốn bành thì turbo tăng áp còn được đáp dụng vào linh vực hàng hải, hàng không,…chính sự hữu ích mà turbo tăng áp đem lại đã giúp cho nó ngày càng trở nên phổ biến hơn.

Turbo tăng áp nghĩa là gì?

1. Turbo tăng áp nghĩa là gì?

Hiểu một cách nôm na thì turbo tăng áp hay có tên gọi tiếng Anh là Turbocharger, đây là loại thiết bị được vận hành bởi khí thải nó có nhiệm vụ làm tăng sức mạnh của hệ thống động cơ bằng cách bơm không khí vào trong buồng đốt.

2. Turbo tăng áp hoạt động dựa trên nguyên lý nào?

Turbo tăng áp xe ô tô

Trong buồng đốt của hệ thống động cơ, việc đốt cháy không chỉ bị giới hạn ở số lượng nhiên liệu được phun trực tiếp vào buồng đốt mà nó còn bị ảnh hưởng trực tiếp bởi lượng không khí pha trộn với lượng nhiên liệu cháy. Khi đó bắt buộc lượng không khí đi vào khoang náp của hệ thống động cơ phải ở một mức áp lực cao cho phép nhiên liệu có thể đốt cháy, khi đó thì hiệu suất được tạo ra sẽ cao hơn rất nhiều.

3. Cấu tạo của turbo tăng áp

Turbo tăng áp được cấu tạo bao gồm hai bộ phận chính là: turbo và bộ nén, đó chính là hai cánh quạt được gắn trên một trục và mỗi quạt sẽ nằm ở một đầu trục.  Thông thường thì khí xả sẽ được dẫn đến một đầu quạt được gọi là turbine nhằm mục đích là tạo lực để quay trục và quay cái quạt thứ 2 theo hiệu ứng ngược lại được gọi là bộ nén. Khi ấy bộ nén có nhiệm vụ là nén khi để đưa vào khoang nạp khí của hệ thống động cơ.

Nhìn chung thì các turbo tăng áp giống như một hệ thống sinh áp lực theo kiểu cưỡng bức, không khí sẽ được nén vào bên trong các hệ thống động cơ.

4. Ưu và nhược điểm của turbo tăng áp xe ô tô

4.1 Ưu điểm

Gia tăng sức mạng cho hệ thống động cơ, tuy nhiên không gia tăng số lượng xi lanh và dung tích xi lanh góp phần tiết kiệm được lượng nhiên liệu tiêu hao.

Với turbo tăng áp thì công suất sẽ được nâng cao một cách tối đa mà không cần phải thay đổi kích thước, tiết kiệm diện tích nhưng vẫn đạt được công suất mong muốn.

Công suất động cơ khi được tích hợp thêm turbo tăng áp sẽ tăng từ 30 đến 40% so với hệ thống động cơ thông thường.

4.2 Nhược điểm

Khi sử dụng turbo tăng áp thì xét theo khía cạnh kĩ thuật và chi phí thì ban buộc phải sử dụng các piston khỏe hơn để phục vụ cho sự hoạt động của máy, đi kèm với đó là hệ thống các cần đẩy và trụy khủyu cũng phải có sức mạnh tương đương để đảm bảo lượng công việc thực hiện được, thông thường thì các bộ phận này sẽ khác biệt so với các động cơ không turbo tăng áp.

Khi sử dụng turbo tăng áp thì lượng nhiệt sinh ra cũng nhiều hơn và góp phần khiến cho động cơ trở nên nóng trong quá trình hoạt động, chính vì vậy vai trò làm mát của hệ thống tản nhiệt sẽ rất được chú ý đối với các hệ thống động cơ có trang bị turbo tăng áp. Ngoài ra để góp phần làm tăng hiệu quả tản nhiệt cho động cơ thì các van chịu nhiệt được sử dụng khá phổ biến.

Khi trang bị turbo tăng áp thì tua bin có thể đạt tốc độ quay lên tới 100000 vòng/phút (cực đại có thể đạt được tối đa 250000 vòng/phút), để duy trì việc đảm bảo tốc độ quay của tua bin thì động cơ phải có được một nguồn cung cấp dầu ổn định và dồi dào tránh tình trạng thiếu hụt, đi cùng với đó là một hệ thống máy bơm dầu có dung tích cao để đảm bảo việc này, với cocng suất hoạt động của máy bơm liên tục và nhanh thì cần có thêm hệ thống làm mát cho máy bơm. Với động cơ có gắn thêm turbo tăng áp thì nhiệt độ chính là trở ngại lớn nó làm cho lượng dầu bị đốt nóng nhiều hơn và khi ấy bắt buộc phải tiến hành thay dầu một cách thường xuyên so với các hệ thống động cơ thông thường khác.

5. Kinh nghiệm để sử dụng turbo tăng áp xe ô tô trong thời gian dài và không bị hư hỏng

Turbo tăng áp nghĩa là gì?

Không rú mạnh ga khi động cơ còn đang nguội. Việc này sẽ ảnh hưởng đến hệ thống ổ đỡ vì khi động cơ nguội thì màn nhớt bôi trơn ổ đỡ sẽ bị phá hủy nếu như rú ga quá mạnh.

Trước khi tiến hành dừng máy thì nên cho hệ thống động cơ hoạt động cầm chừng trong khoản thời gian vài phút vì khi ấy nó sẽ giúp cho turbo tăng áp có thời gian giảm nhiệt độ nhất là khi xe vừa chạy với vận tốc cao.

Không được tắt máy đột ngột khi động cơ đang chạy ở số vòng quay lớn vì việc này sẽ khiến cho turbo tăng áp không kịp thay đổi để thích ứng với hoạt động của máy.

Khi động cơ không được hoạt động trong một thời gian dài, khi ấy bắt buộc phải thực hiện thao tác quay trục khủyu của động cơ nhằm mục đích tạo ra áp suất để nhớt bôi trơn có thể di chuyển khắp các chi tiết, khi ấy khi hoạt động trở lại sẽ trơn tru hơn, ngoài ra do quá trình không hoạt động lâu có thể làm cho phần nhớt bôi trơn bị co đặt lại.

Nhớt bôi trơn là một phần vô cùng quan trọng của turbo tăng áp, chính vì thế cần sử dụng loại nhớt có cấp độ cao và chuyên sử dụng cho turbo để đáp ứng khả năng hoạt động.

6. Sự phỏ biến của hệ thống turbo tăng áp trong các dòng xe ô tô phổ thông hiện nay

Trước đây, turbo tăng áp thường được sử dụng cho hệ thống động cơ của các dòng xe thể thao nằm gia tăng công suất hoạt động, thế nhưng hiện nay nó đã trở nên phổ biến và được ứng dụng vào rất nhiều dòng xe.

Đầu tiên phải kế đến đó chính là hãng xe Ford nổi tiếng đến từ Mỹ với hệ thống động cơ EcoBoots, được cho ra đời đúng vào thời điểm khó khăn nhất khi Ford vẫn còn đang loay hoay trong việc áp dụng công nghệ nào để tăng khả năng tiết kiệm nhiên liệu cho hệ thống động cơ một cách tốt nhất với dung tích xi lanh khác nhau. Và rồi Ford đã cho ra đời EcoBoots xuất hiện trên hai phiên bản là Fiesta và EcoSport đây chính là hai dòng sản phẩm bán chạy nhất tại thị trường Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới vì những điểm mạnh trong khả năng tiết kiệm nhiên liệu của nó. Với hệ thống động cơ 1.0 có hiệu suất mạnh ngang bằng với hệ thống động cơ 1.5 tuy nhiên việc tiết kiệm nhiên liệu lại vượt trội một cách hoàn toàn nó đáp ứng được tiêu chí phù hợp cho những người sử dụng xe đi đường trường nhiều.

Ngoài ra bên cạnh Ford thì Honda cũng là một thương hiệu đi đầu trong việc áp dụng turbo tăng áp vào hệ thống động cơ xe, tại Việt Nam dòng sản phẩm Honda Civic được tích hợp động cơ 1,5 turbo rất được yêu thích với doanh số đạt cực cao, bên cạnh đó là bản CR-V 1,5 của Honda ra đời để thay thế cho 2.0 và 2.4 cũng được nhiều người chú ý.

Hyundai cũng là thương hiệu có những bước đi tiên phong trong việc tích hợp turbo tăng áp vào hệ thống động cơ trên hai dòng sản phẩm là Tucson và Elantra.

7. Các hư hỏng thường gặp đối với động cơ turbo tăng áp

Hao dầu bôi trơn động cơ

Đây chính là dạng hư hỏng thường gặp nhất, với tốc độ làm việc nhanh và tần suất cao thì đòi hỏi hệ thống turbo cần được bôi trơn dầu một cách liên tục, khi đó sẽ làm cho lượng dầu bị tiêu hao đi một cách rất nhanh chóng, chính vì thế khi sử dụng buộc chủ xe phải thường xuyên kiểm tra và định kỳ thay dầu bôi trường thường xuyên.

Hư hỏng hệ thống dẫn dầu

Hệ thống dẫn dầu có nhiệm vụ chính dẫn dầu bôi trơn và làm mát, tuy nhiên sau một khoảng thời gian sử dụng sẽ xuất hiện hiện tượng rò rỉ và thoái hoái, nó sẽ dẫn tới hậu quả là dầu bôi trơn bị thiếu và hệ thống động cơ nóng bất thường. Chính vì thế cần có kế hoạch kiểm tra thường xuyên để đảm bảo hoạt động của hệ thống dẫn dầu.

Sự hao mòn của bạc hay bi

Một trong những dấu hiệu đầu tiên khi bạc hay bi bị ăn mòn chính là động cơ sẽ phát ra tiếng kêu rất to khi hoạt động đặc biệt là khi tăng ga tiếng kêu ấy nghe càng rõ hơn. Một hệ quả khác của việc bạc hay bi bị mòn là nó sẽ làm cho lượng dầu của động cơ bị suy giảm một cách nhanh chóng từ đó làm giảm đi sức nén của turbo kéo theo công suất của hệ thống động cơ cũng bị suy giảm đáng kể. Việc phát hiện sự hao mòn này sẽ được chủ xe cảm nhận khi xe có cảm giác bị ì hoặc tăng tốc yếu.

Rõ rỉ hoặc bể ống khí nén

Do hệ thống ống khí nén của turbo tăng áp được làm bằng cao su để thuận tiện cho việc sữa chữa hoặc bảo dưỡng, ở một số dòng xe nó còn được làm bằng nhựa hoặc hợp kim. Tuy nhiên sau một thời gian sử dụng thì ống khí nén sẽ bị thoái hóa dẫn đến hiện tượng rò rĩ hoặc bể, khi đó xe sẽ chạy chậm và rất yếu người lái có thể cảm nhận một cách rõ ràng. Cho nên cần có kế hoạch bảo trì bảo dưỡng bộ phận này nhằm đảm bảo khả năng hoạt động một cách tối ưu nhất.

Qua bài viết này đã giúp cho bạn đọc giải đáp được thắc mắc turbo tăng áp nghĩa là gì? Cũng như cung cấp các kiến thức để các bạn có thể sử dụng turbo tăng áp đúng theo quy định để kéo dài tuổi thọ của thiết bị. Sự ra đời của turbo tăng áp đã tác động rất nhiều đến hệ thống động cơ của xe ô tô, giúp xe hoạt động với công suất mạnh hơn mà không tốn quá nhiều nhiên liệu.

"Hyundai MPC là đơn vị cung cấp xe tải, phụ tùng và các dịch vụ liên quan đến xe. Nội dung bài viết mang tính chất tham khảo, MPC không cung cấp dịch vụ tư vấn qua điện thoại"

Kiến Thức Xe

Xem thêm Kiến Thức Xe