Nội dung bài viết
Crossover hay CUV là cụm từ thường thấy trên các catalogue quảng cáo xe hay báo xe hơi.
Nhiều chiếc crossover thiếu hệ dẫn động bốn bánh hoặc bốn bánh, kết hợp với khả năng off-road kém hơn, khiến nhiều nhà báo và người dùng đặt câu hỏi khi gọi chúng là "xe thể thao đa dụng". Điều này đã khiến một số người mô tả những chiếc crossover như một chiếc SUV giả. Hơn nữa, có sự mâu thuẫn về việc một số phương tiện được coi là crossover hay SUV. Do đó, thuật ngữ "SUV" đôi khi được sử dụng chung cho cả crossover và SUV nhỏ gọn.
1. Crossover (CUV) là gì?
Crossover hay còn gọi là CUV, viết tắt của cụm từ Crossover Utillity Vehicle là dòng xe thể thao đa dụng “lai” giữa SUV và hatchback lẫn sedan hay coupe. CUV sử dụng kết cấu thân xe liền khung giống xe du lịch thay vì khung rời như SUV cho trọng lượng nhẹ trong khi không gian vẫn rộng rãi không kém một chiếc xe thể thao đa dụng. Có thể nói crossover chính là tinh hoa của những dòng xe kể trên. Tiền thân của crossover hiện đại bao gồm Matra Rancho 1977 và AMC Eagle được giới thiệu vào năm 1979.
Nhờ sự kết hợp độc đáo này mà crossover sở hữu khung gầm cao không thua kém nhiều so với SUV, tầm quan sát cũng cao và rộng hơn sedan. Ngoài ra, không gian bên trong cũng thoải mái hơn, có thể thêm hàng ghế thứ 3 cùng khoang hành lý rộng rãi. Đây đều là những đặc điểm vốn chỉ có trên dòng xe thể thao đa dụng mà thôi.
2. Lịch sử hình thành dòng xe crossover
Được giới thiệu vào năm 1979, AMC Eagle trở về trước được coi là chiếc ô tô crossover chuyên dụng đầu tiên ra mắt trước khi thuật ngữ "SUV" hoặc "crossover" được đặt ra. Dòng mô hình Eagle dành cho thị trường ô tô chở khách unibody với hệ dẫn động 4 bánh tự động và chiều cao hành trình được tăng lên.
Trong thời kỳ phát triển trước khi có khái niệm chính xác về dòng ô tô crossover thì cũng đã có nhiều kỹ sư nhà sáng chế, chế tạo tìm ra một dòng xe tương trưng cho cái định nghĩa gọi là crossover này.
Tuy nhiên, mẫu xe Toyota RAV4 thế hệ đầu tiên ra mắt năm 1994 đã được coi là mẫu xe mở rộng khái niệm về phân khúc xe crossover. Về cơ bản nó là một chiếc SUV thu nhỏ dựa trên nền tảng sửa đổi được kết hợp bởi Toyota Corolla và Toyota Carina.
Cho đến thời điểm này, phân khúc xe Crossover đã được phát triển và cho ra mắt rất nhiều mẫu xe được thị trường toàn cầu ưa chuộng như: Land Rover, Range Rover, Hyundai Kona, Ford EcoSport, … Chắc chắn trong xu thế tương lai, phân khúc Crossover sẽ được phát triển rất mạnh mẽ với nhiều dòng xe cùng nhiều ưu điểm vượt trội hơn nữa.
3. Phân biệt 2 dòng xe Crossover và SUV ra sao?
Điểm cơ bản phân biệt giữa SUV và Crossover là dựa trên hệ thống khung gầm, thân vỏ. Đối với Crossover thì xe có khung gầm, thân vỏ liền khối gọi là Unibody tương tự như những chiếc xe Sedan, nhưng mẫu xe SUV thì có khung gầm và thân vỏ tách rời.
Thông thường, trên các mẫu xe Crossover đi cùng với nó là hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian – All Wheel Drive (AWD), còn trên SUV là hệ dẫn động 2 cầu Four Wheel Drive (4WD).
Kích cỡ của các dòng xe Crossover cũng nhở hơn tương đối so với các mẫu xe SUV.
4. Những mẫu xe crossover ưa chuộng nhất hiện nay
Hiện tại Crossover tạm chia thành 4 phân khúc: Mini Crossover, Compact Crossover, Mid-Size Crossover và Full-Size Crossover.
- Mini Crossover: Ford EcoSport, Hyundai Kona và Honda HR-V.
- Compact Crossover: Hyundai Tucson, Mazda CX-5, Honda CR-V, Volkswagen Tiguan, BMW X1, Audi Q2.
- Mid-Size Crossover: Subaru Forester, Hyundai SantaFe, BMW X3, Audi Q5, Mercedes-Benz GLC, Land Rover Evoque.
- Full-Size Crossover: Audi Q7, Land Rover Range Rover, Ford Explorer.
Dưới đây là một vài mẫu xe Crossover được nhiều người dùng lựa chọn trên thị trường Việt Nam.
4.1 Ford Ecosport
Đây là mẫu xe của thương hiệu Ford khá nổi tiếng đến từ Mỹ. Ford Ecosport thuộc phân khúc Compact Crossover. Nổi bật với kiểu dáng khá là hầm hố và không kém phần mạnh mẽ, hệ thống động cơ của xe được đánh giá khá cao khi đủ sức giúp xe chinh phục được nhiều dạng địa hình.
Tại thị trường Việt nam thì Ford Ecosport cũng tạo dựng cho mình được một chỗ đứng riêng và thu hút được sự chú ý của rất nhiều khách hàng yêu thích thương hiệu xe đến từ Mỹ này.
4.2 Mazda CX5
Được lần đầu ra mắt vào năm 2011 tại Nhật Bản, mẫu xe này đã nhanh chóng được yêu thích tại thị trường Việt. Đây là một trong top 3 dòng xe CUV bán chạy nhất với doanh số hàng năm đưa về cho hãng là rất lớn. Xe có thiết kế mạnh mẽ, hiện đại và sang trọng với kích thước tổng thể dài x rộng x cao lần lượt là 4.550 x 1.840 x 1.680 mm, chiều dài cơ sở là 2.700mm.
CX-5 hiện đang có 2 tùy chọn động cơ đó là Skyactiv - G 2.0L và Skyactiv - G 2.5L. Với Skyactiv - G 2.0L sẽ cho công suất tối đa là 154hp/6000 rpm và momen cực đại là 200Nm/4000 rpm. Còn khối động cơ Skyactiv - G 2.5L cho công suất và momen xoắn lần lượt 188hp/6000 rpm và 252Nm/4000 rpm.
4.3 Honda CRV
Honda CRV là dòng xe CUV 7 chỗ bán chạy nhất trong thời điểm 5 năm gần đây. Xe có thiết kế mạnh mẽ, cơ bắp nhưng vô cùng tinh tế với kích thước tổng thể dài x rộng x cao lần lượt là 4.623 x 1.855 x 1.679mm, chiều dài cơ sở là 2.660mm.
Xe có độ bền cao, cứng cáp với khối động cơ 1.5L DOHC VTEC Turbo, 4 xi lanh thẳng hàng, 16 van ứng dụng EARTH DREAMS TECHNOLOGY cho công suất cực đại là 188Ps/5.600rpm và mô men xoắn cực đại là 240N.m/2.000 – 5.000rpm.
4.4 Hyundai Tucson
Hyundai Tucson là dòng xe của thương hiệu ô tô Hàn Quốc, được ra mắt lần đầu tiên vào năm 2004 và đến nay đã trải qua 3 thế hệ. Xe thuộc phân khúc crossover cỡ trung, đây là phân khúc sôi động cạnh tranh mạnh mẽ với nhiều đối thủ cạnh tranh như: Mazda CX5, Honda CRV, Kia Sorento, Mitsubishi Outlander, …
Xe có thiết kế trẻ trung, khỏe khoắn hơn sau khi nâng cấp. Với kích thước chiều dài x rộng x cao lần lượt là 4475x1850x1660 mm, chiều dài cơ sở là 2670 mm khá to cao và bề thế.
Dòng crossover Hyundai Tuson này sử dụng 3 tùy chọn động cơ đó là loại:
- Động cơ xăng 2.0 Mpi cho công suất cực đại 157HP, mô men xoắn cực đại 196 Nm.
- Động cơ xăng T-Gdi sản sinh công suất cực đại 177HP, mô men xoắn cực đại 265Nm.
- Động cơ 2.0 Diesel CRDi có công suất 178HP, mô men xoắn 402Nm.
4.5 Hyundai SantaFe
Hyundai SantaFe thuộc dòng Mid-Size Crossover nổi tiếng của hãng Hyundai Toàn cầu tỏng đó có thị trường Việt Nam. Đây là phân khúc xe CUV 7 chỗ ngồi tầm trung, thuộc cùng phân khúc có nhiều đối thủ cạnh tranh lớn như là: Toyota Fortuner, Ford Everest, Mazda CX-8, Mitsubishi Pajero Sport, …
Xe có thiết kế bắt mắt, hầm hố và hiện đại hơn so với những phiên bản cũ. Với kích thước tổng thể dài x rộng x cao lần lượt là 4770 x 1.890 x 1.680mm, chiều dài cơ sở là 2.765mm.
Xe Hyundai SantaFe sử dụng 2 tùy chọn động cơ đó là:
- Động cơ xăng dung tích 2.4L có công suất 188HP và mô men xoắn 241Nm cùng hộp số tự động 6 cấp
- Động cơ dầu diesel dung tích 2.2L với công suất 202HP và mô men xoắn đạt 441Nm với hộp số tự động 8 cấp.
4.6 BMW X7
Hãng xe BMW từ lâu đã khá nổi tiếng trên thế giới với các mẫu xe đẹp và sang trong. Đến với BMW X7 chúng ta sẽ thấy được sự sang trọng trong thiết kế đi cùng với nét hầm hố của một chiếc Crossover. Cùng với đó xe được đánh giá cao trong khả năng vận hành và thiết kế nội thất. Có thể nói BMW X7 là một sự lựa chọn hằng đầu cho những người có điều kiện khi muốn mua một chiếc Crossover để phục vụ cho nhu cầu cá nhân hoặc gia đình.
Cho đến nay xu hướng chuộng xe crossover có vẻ như đang ngày càng lan rộng hơn khiến nhiều thương hiệu hãng xe ở phân khúc khác đứng ngồi không yên. Tất nhiên, crossover vẫn chỉ là xe “lai” nên chưa thể thay thế hoàn toàn những dòng xe mạnh vị thế hơn như SUV hay sedan nhưng dòng Crossover vẫn sẽ luôn tồn tại cho dù có thể không vượt mặt các phân khúc khác.
Câu hỏi thường gặp
Crossover (CUV) là gì?
Crossover hay còn gọi là CUV, Viết tắt của cụm từ Crossover Utillity Vehicle là dòng xe thể thao đa dụng “lai” giữa SUV và hatchback lẫn sedan hay coupe. CUV sử dụng kết cấu thân xe liền khung giống xe du lịch thay vì khung rời như SUV cho trọng lượng nhẹ trong khi không gian vẫn rộng rãi không kém một chiếc xe thể thao đa dụng
Phân biệt 2 dòng xe Crossover và SUV ra sao?
Crossover thì xe có khung gầm, thân vỏ liền khối gọi là Unibody tương tự như những chiếc xe Sedan, nhưng mẫu xe SUV thì có khung gầm và thân vỏ tách rời. Thông thường, trên các mẫu xe Crossover đi cùng với nó là hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian – All Wheel Drive (AWD), còn trên SUV là hệ dẫn động 2 cầu Four Wheel Drive (4WD). Kích cỡ của các dòng xe Crossover cũng nhở hơn tương đối so với các mẫu xe SUV.
Các phân khúc của dòng xe Crossover
gồm 4 phân khúc: Mini Crossover, Compact Crossover, Mid-Size Crossover và Full-Size Crossover.