Nội dung bài viết
Văn hóa giao thông tại nước ta hiện nay ngày càng được báo động, sự xuống cấp về văn hóa giao thông đã gây ảnh hưởng rất lớn đến không chỉ tình trạng giao thông mà nó còn làm ảnh hưởng đến văn hóa xã hội, đến sự đối xử và giao tiếp giữa người với người. Một trong những yêu cầu cấp thiết nhất hiện nay là tìm cách nâng cao ý thức của mỗi con người về văn hóa giao thông để từ đấy góp phần kéo giảm tình trạng tai nạn giao thông cũng như sự hỗn loạn trong giao thông tại nước ta hiện nay. Để thực hiện điều này thì bên cạnh việc tuyên truyền đến người dân của các cơ quan quản lý thì ý thức của người dân cũng đóng một phần vô cùng quạn trọng.
Xem thêm các bài viết liên quan tới Văn hoá giao thông: An toàn giao thông là gì?
Tình hình văn hóa giao thông tại nước ta
Tại hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện tiêu chí nâng cao văn hóa giao thông tại nước ta thì mọi người không khỏi giật mình khi biết gân 90% vụ tai nạn giao thông xuất phát từ sự thiếu văn hóa giao thông của người dân một con số rất đáng báo động.
Tình trạng phóng nhanh, vượt ẩu, lấn làn, không đội mủ bảo hiểm, vượt đèn đỏ… ngày càng tăng và trở thành một vấn đề vô cùng nhức nhối không chỉ đối với ngành giao thông mà còn đối với toàn xã hội. Qua buổi báo cáo thì chúng ta cần phải nhìn nhận một điều rằng đã đến lúc cần tìm cách nâng cao văn hóa giao thông của người dân tại nước ta, đây là một việc làm vô cùng cấp bách và tối quan trọng trong thời điểm hiện tại.
Định nghĩa về văn hóa giao thông là gì?
Văn hóa giao thông là phải hiểu biết và chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông, phải có tính cộng đồng khi tham gia giao thông, khi tham gia lưu thông trên đường không nên chỉ biết lợi ích của cá nhân mình mà còn phải đảm bảo lợi ích và an toàn cho những người đang cùng tham gia giao thông. Khi gặp phải trường hợp người tham gia giao thông bị nạn phải tiến hành trợ giúp một cách nhanh nhất.
Ngoài ra văn hóa giao thông còn là cách ứng xử, cử xử khi lưu thông trên đường, phải từ tốn bình tĩnh, ưu tiên cho người già, trẻ em biết xin lỗi và cảm ơn khi xảy ra các sự cố nhỏ như va quẹt.
Tại sao phải nâng cao văn hóa giao thông?
Việc nâng cao văn hóa giao thông cho mỗi người khi tham gia giao thông là vô cùng cần thiết, thực trang hiện nay là văn hóa giao thông tại nước ta rất kém dẫn đến tình trạng hỗn loạn trong giao thông ai cũng vì mục đích của riêng mình mà lấn át đi quyền lợi của người khác, sẵn sàng lao vào cải nhau hoặc đánh nhau chỉ vì một va quẹt nhỏ có thể giải quyết bằng những lời xin lỗi hoặc cảm ơn một cách nhẹ nhàng. Qua đó có thể thấy được tính cấp thiết của việc phải nâng cao văn hóa giao thông cho người dân tại nước ta, khi văn hóa giao thông đã được nâng cao lên thì văn hóa xã hội cũng phát triển theo.
Ý nghĩa của việc nâng cao văn hóa giao thông của mọi người
Khi văn hóa giao thông đã được nâng cao thì nó sẽ mang đến rất nhiều ý nghĩa quan trọng.
- Mọi người sẽ chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông một cách nghiệm chỉnh. Không còn tình trạng chạy quá tốc độ qui định, phóng nhanh vượt ẩu, tham gia giao thông khi đã uống rượu bia, chở quá số người qui định, không đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông.
- Cách đối xử giữa người với người cũng sẽ tốt hơn, mọi người sẽ biết nhường nhịn lẫn nhau không vì lợi ích riêng của mình mà làm ảnh hưởng toàn bộ hệ thống giao thông của cả một khu vực. Tình trạng xe lớn chèn ép xe nhỏ sẽ không còn diễn ra, xe đi đúng phần vạch dành cho mình không còn tình trạng lấn làn trái quy định.
- Khi xảy ra sự cố thì mọi người sẽ bình tĩnh và ôn hòa hơn không còn tình trạng cải vả, đánh nhau gây mất trật tự hoặc có thể dẫn đến án mạng. Mọi người sẵn sàng kiếm chế để giải quyết mọi chuyện một cách ôn hòa nhất có thể.
- Khi mà văn hóa giao thông đã được nâng cao thì lực lượng cảnh sát giao thông sẽ không còn cảnh phải rượt bắt các đối tượng vi phạm giao thông, tránh gây nguy hiểm cho người khác trong quá trình truy bắt. Mối quan hệ giữa người dân và cảnh sát giao thông cũng sẽ không còn căng thẳng như hiện nay nữa.
Đối tượng nào cần được nâng cao văn hóa giao thông?
Hiện nay, các cơ quản tuyên truyền của phòng cảnh sát giao thông các tỉnh và thành phố xác định thì đối tượng cần tiến hành nâng cao văn hóa giao thông nhất là tầng lớp thanh thiếu niên những người nằm trong độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi, đây là lứa tuổi tham gia giao thông nhiều nhất hiện nay, tuy nhiên ý thức của các thanh niên còn rất kém đơn cử như một số trường hợp không đội mủ bảo hiểm, chạy quá tốc độ, chở ba…làm ảnh hưởng đến văn hóa giao thông. Chính vì thế mà đây là những đối tượng cần được chú ý để góp phần nâng cao văn hóa giao thông tại nước ta hiện nay.
Các hình thức tuyên truyền nhằm nâng cao văn hóa giao thông của người dân
Rất nhiều hình thức đã được sử dụng nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao văn hóa giao thông dành cho người dân, nếu gộp chung lại thì có 3 hình thức chính:
-Tuyên truyền thông qua khẩu hiệu, bang rôn, hình ảnh: đây là một kiểu tuyên truyền được sử dụng khá phổ biến hiện nay, với đặc điểm là mang tính trực quan cao giúp người xem biết được mình cần làm gì để tự nâng cao văn hóa giao thông, các lợi ích mà mình sẽ có được nếu như văn hóa giao thông của mọi người đều được cải thiện.
-Thông qua các video, phóng sự: thông thường đây là cách được sử dụng bởi các cơ quan truyền thông, qua các tiểu phẩm hài, video giúp người xem có cái nhìn thật về lợi ích khi mà văn hóa giao thông tại nước ta được nâng cao.
-Các buổi thảo luận, trao đổi: các này thường được sử dụng tại các tổ dân phố hoặc các cuộc tuyên truyền lớn diễn ra tại các xã, phường, thị trấn. Tại đây người dân sẽ được lắng nghe các chia sẻ của các tuyên truyền viên cũng như có cơ hội đặc các câu hỏi và được giải đáp các thắc mắc của mình. Hiện nay hình thức này đang được sử dụng khá phổ biến và rộng rãi, mang lại lợi ích rất lớn góp phần cải thiện văn hóa giao thông của nhiều người khi tham gia.
Nâng cao văn hóa giao thông là cách tốt nhất để kéo giảm tình trạng tai nạn giao thông. Khi mà ý thức đã được nâng cao thì người dẫn sẽ nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông, mọi người sẽ hòa nhã và nhường nhịn lẫn nhau nhiều hơn trong khi tham gia giao thông. Làm được như thế thì tình hình giao thông ở nước ta mới có trật tự và không còn quá hỗn loạn như hiện nay, đi kèm với đó là tình hình văn hóa xã hội cũng được cải thiện một cách đáng kể.