Nội dung bài viết
Biển cấm xe tải được ban hành nhằm hạn chế hoạt động của xe tải trên một tuyến đường hay trong một khung giờ cụ thể. Vậy có những loại biển báo cấm nào áp dụng cho xe tải và mức xử phạt vi phạm ra sao ? Cùng Hyundai MPC tìm hiểu nhé!
1. Biển cấm xe tải là gì?
Theo QCVN:41/2016/ BGTVT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ) ban hành kèm Thông tư số 06/2016/TT-BGTVT vào ngày 08/04/2016 của Bộ GTVT:
“Nhóm biển báo cấm là nhóm biển biểu thị các điều cấm mà người tham gia giao thông không được vi phạm. Biển báo cấm chủ yếu có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm, trừ một số trường hợp đặc biệt.”
Một số biển cấm xe tải thường gặp đó là:
– Biển số P.106 (a,b): Cấm xe ôtô tải;
– Biển số P.106c: Cấm xe chở hàng nguy hiểm;
– Biển số P.107: Cấm xe ôtô tải và xe ô tô khách.
Ngoài ra còn có các biển cấm xe tải dừng đỗ, biển báo cấm xe tải vượt, biển cấm tải trọng trục xe,…
2. Cách phân biệt và ý nghĩa một số biển báo cấm xe tải
Biển số P.106a: cấm xe ô tô tải
Biển báo 106a có hình tròn với nền trắng phía trong và viền màu đỏ bên ngoài. Ở giữa nền trắng in hình một chiếc xe tải. Biển báo cấm này thường được đặt ở những tuyến đường nội đô, đường hẹp hoặc có cầu; tránh việc ùn tắc giao thông.
Biển cấm xe tải 106a là báo đường cấm tất cả các loại ôtô chở hàng có trọng tải từ 1,5 tấn trở lên trừ các xe được ưu tiên theo quy định. Biển có hiệu lực cấm đối với cả máy kéo và các xe máy chuyên dùng đi vào đoạn đường đặt biển.
Biển báo P.106b: Cấm xe tải có giới hạn khối lượng chuyên chở cụ thể
Biển báo 106b có hình tròn với nền trắng phía trong và viền đỏ ở bên ngoài. Biển có vạch kẻ đỏ kéo dài từ góc dưới bên phải lên góc trên ở bên trái. Ở giữa của nền có hình một chiếc xe ô tô tải màu đen với kí hiệu chữ và số trên thùng xe: 2,5T = 2,5 tấn, 5T = 5 tấn… Biển báo này thường được đặt ở những nơi cầu cống đã xuống cấp.
Biển cấm xe tải này thể hiện cấm xe có khối lượng chuyên chở lớn hơn số trên biển, ví dụ nếu là số 2,5 thì có nghĩa là cấm tải trọng trên 2,5 tấn, nếu là số 3,5 thì có nghĩa là cấm tải trọng trên 3,5 tấn đi vào, còn nếu là số 5 thì là cấm xe có trọng tải 5 tấn đi vào.
Ngoài ra, biển báo P.106c được sử dụng để cấm tất cả các loại xe chở những hàng hóa có tính chất nguy hiểm.
Biển báo P.107 chuyên sử dụng để cấm ô khách, ô tô tải kể cả các loại xe máy thi công chuyên dùng và các loại máy kéo
Biển báo cấm vượt là biển P.125 được nhận diện với viền đỏ, nền trắng, bên trong có hình vẽ hai chiếc ôtô con đặt cạnh nhau (01 chiếc màu đen và 01 chiếc màu đỏ).
Biển báo P.125 chỉ hết hiệu lực cấm khi có biển báo DP.133 “Hết cấm vượt” hoặc đến vị trí đặt biển báo DP.135 “Hết tất cả các lệnh cấm”.
Để báo đường cấm các xe (cơ giới và thô sơ) kể cả các xe được ưu tiên theo quy định, có trọng tải toàn bộ xe (cả xe và hàng) phân bổ trên một trục bất kỳ của xe (tải trọng trục xe) vượt quá trị số ghi trên biển đi qua, đặt biển số P.116 "Hạn chế tải trọng trên trục xe".
3. Biển cấm xe tải theo giờ
Tương tự như biển cấm xe tải, thì biển báo cấm xe tải theo giờ, phía dưới biển báo có thêm một bảng quy định giờ cụ thể cho từng đoạn đường. Quy định cấm theo giờ để giải quyết ùn tắc giao thông trong các khung giờ cao điểm. Nếu không có những quy định này, mật độ giao thông và quá trình di chuyển các phương tiện sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, theo quyết định 23/2018/QĐ – UBND của Ủy ban Nhân dân TPHCM thì đối với xe tải dưới 2.5 tấn thì không được phép lưu hành từ 6h – 9h và 16h – 20h mỗi ngày.
Đối với xe tải nặng, 6h– 22h sẽ là khung giờ các tài xế không được phép lưu thông. Ở một số tuyến đường khác, tùy theo chủ trương của nhà nước, các khung giờ xe tải bị cấm có thể là 9h – 16h, 6h – 8h, 6h – 21h, ….
Tại Hà Nội, với khối lượng xe tải từ 0.5 đến 1.25 tấn sẽ bị cấm từ 6 – 9h và 15 – 21h, 1.25 đến 2.5 tấn chỉ được phép lưu thông từ 21h – 6h, ngoài khung thời gian này nếu muốn hoạt động ở một số trường hợp, cần được cấp giấy phép từ các cơ quan có thể quyền. Bên cạnh đó, xe tải có trọng lượng trên 2.5 tấn thường bị cấm từ 6 – 21h, trong khi trên 10 tấn chỉ được hoạt động từ 21 – 6h.
Với những thông tin mà Hyundai MPC chia sẻ về biến cấm xe tải bạn đọc đã nắm rõ về các biển báo cấm xe tải thường gặp cũng như ý nghĩa của chúng. Từ đó, có thể tránh vi phạm khi tham gia lưu thông trên đường.
Câu hỏi thường gặp
Biển cấm xe tải là gì?
Nhóm biển báo cấm là nhóm biển biểu thị các điều cấm mà người tham gia giao thông không được vi phạm. Biển báo cấm chủ yếu có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm, trừ một số trường hợp đặc biệt
Một số biển cấm xe tải thường gặp gồm những loại nào?
– Biển số P.106 (a,b): Cấm xe ôtô tải; – Biển số P.106c: Cấm xe chở hàng nguy hiểm; – Biển số P.107: Cấm xe ôtô tải và xe ô tô khách. Ngoài ra còn có các biển cấm xe tải dừng đỗ, biển báo cấm xe tải vượt, biển cấm tải trọng trục xe,…
Biển số P.106a: cấm xe ô tô tải như nào?
Biển cấm xe tải 106a là báo đường cấm tất cả các loại ôtô chở hàng có trọng tải từ 1,5 tấn trở lên trừ các xe được ưu tiên theo quy định. Biển có hiệu lực cấm đối với cả máy kéo và các xe máy chuyên dùng đi vào đoạn đường đặt biển.