Phí bảo trì đường bộ xe tải, bán tải, 4 chỗ, 5 chỗ, 7 chỗ 2023

Hiện nay, khi sử dụng xe tải, ô tô, bán tải tại Việt Nam thì chủ sở hữu phải đóng phí sử dụng đường bộ. Vậy phí sử dụng đường bộ là gì, mua ở đâu, nếu không mua sẽ bị phạt như thế nào. Nội dung bài viết này sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc cho độc giả.

Đầu tiên chúng ta cần nằm rõ đường bộ là gì?

Đây chính là các phần đường, cầu, hầm chui, đường nhựa được xây dựng nhằm phục vụ cho mục đích di chuyển của các phương tiện và người tham gia giao thông.

Vậy phí bảo trì đường bộ là gì?

Phí đường bộ hay còn được gọi với một cái tên khác là phí bảo trì đường bộ, đây là loại phí bắt buộc mà các chủ sở hữu phương tiện giao thông khi di chuyển trên đường phải nộp. Việc thu thuế này nhằm mục đích bảo trì và nâng cấp các hạng mục đang bị xuống cấp trong quá trình sử dụng.

Phí bảo trì đường bộ mới nhất năm 2023



TT

Loại phương tiện chịu phí

Mức phí thu (nghìn đồng)

1

 tháng

6

tháng

12

tháng

18 tháng

24 tháng

30 tháng

1

Xe chở người dưới 10 chỗ đăng ký tên cá nhân

130

780

1.560

2.280

3.000

3.660

2

Xe chở người dưới 10 chỗ (trừ xe đăng ký tên cá nhân); xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ dưới 4.000 kg; các loại xe buýt vận tải hành khách công cộng (bao gồm cả xe đưa đón học sinh, sinh viên, công nhân được hưởng chính sách trợ giá như xe buýt); xe chở hàng và xe chở người 4 bánh có gắn động cơ

180

1.080

2.160

3.150

4.150

5.070

3

Xe chở người từ 10 chỗ đến dưới 25 chỗ; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 4.000 kg đến dưới 8.500 kg

270

1.620

3.240

4.730

6.220

7.600

4

Xe chở người từ 25 chỗ đến dưới 40 chỗ; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 8.500 kg đến dưới 13.000 kg

390

2.340

4.680

6.830

8.990

10.970

5

Xe chở người từ 40 chỗ trở lên; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 13.000 kg đến dưới 19.000 kg; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo đến dưới 19.000 kg

590

3.540

7.080

10.340

13.590

16.600

6

Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 19.000 kg đến dưới 27.000 kg; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 19.000 kg đến dưới 27.000 kg

 

720

4.320

8.640

12.610

16.590

20.260

7

Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 27.000 kg trở lên; xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 27.000 kg đến dưới 40.000 kg

1.040

6.240

12.480

18.220

23.960

29.270

8

Xe ô tô đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 40.000 kg trở lên

1.430

8.580

17.160

25.050

32.950

40.240

Mua phí đường bộ ở đâu?

Sau khi đã biết được mức phí đường bộ mà mình phải đóng, bước tiếp theo chủ xe sẽ phải đi tìm nơi mua phí đường bộ. Việc thu phí đường bộ hiện nay được chia về cho các tỉnh thu, tại các tỉnh đều có lắp đặt trạm thu phí đường bộ, vị trí của các trạm nằm thường nằm trên các đại lộ chính của tỉnh và được quản lý bởi ủy ban nhân dân tỉnh.

Nếu không muốn nộp tại các trạm thu phí, chủ xe có thể đến trực tiếp ủy ban nhân dân xã, phường, quận, huyện nơi mình đang sống để nộp phí.

Hiện nay, đa số các bác tài khi đi đăng kiểm xe đều kết hợp với việc nộp phí đường bộ. Cho nên các trung tâm đăng kiểm cũng là một nơi được nhiều người lựa chọn để nộp phí đường bộ. Ngoài ra, khi đăng kiểm xe nếu chủ xe còn thiếu phần phí đường bộ thì các trung tâm đăng kiểm có thể tiến hành truy thu.

Nếu không nộp phí đường bộ hoặc nộp không đúng thời hạn thì sẽ bị phạt như thế nào?

Đầu tiên, các bác tài cần nắm rõ lỗi chưa nộp phí đường bị thì Cảnh Sát Giao Thông không có quyền phạt vì theo Nghị định 171/2013 NĐ-CP không qui định về điều này.

Nếu như bạn không nộp phí đường bộ thì sẽ không bị phạt, tuy nhiên sẽ bị truy thu khi đi nộp phí. Mặc khác nếu quên không nhớ thời gian nộp phí thì sẽ bị truy thu trong lần đóng kế tiếp. Vì thế các tốt nhất là đóng cho đầy đủ.

Ngoài ra có một số thắc mắc về việc nếu như xe không sử dụng thì có cần đóng phí đường bộ hay không. Câu trả lời là có và vẫn phải đóng đầy đủ như bình thường. Do xe đã được đăng ký lưu hành nên bắt buộc phải đóng phí đường bộ khi tới thời hạn, không phân biệt xe có sử dụng trong thời gian đó hay không.

Các câu hỏi thường gặp về phí đường bộ

Phí đường bộ xe bán tải là bao nhiêu ?

Mức phí đường bộ ô tô 4 chỗ là bao nhiêu?

Mức phí đường bộ ô tô 5 chỗ là bao nhiêu?

Mức phí đường bộ xe 7 chỗ là bao nhiêu?

Với 4 loại xe là bán tải, xe ô tô 4 chỗ, 5 chỗ và 7 chỗ (đăng ký dưới tên cá nhân) thì mức phí bảo trì đường bộ năm 2023 là như nhau, cụ thể:

1 tháng: 130.000 VNĐ

6 tháng: 780.000 VNĐ

12 tháng: 1.560.000 VNĐ

18 tháng: 2.280.000 VNĐ

24 tháng:  3.000.000 VNĐ

30 tháng: 3.660.000 VNĐ

Mức phí đường bộ xe khách 16 chỗ

Phí đường bộ xe 16 chỗ thuộc loại số 3 theo số thứ tự

1 tháng: 270.000 VNĐ

6 tháng: 1.620.000 VNĐ

12 tháng: 3.240.000 VNĐ

18 tháng: 4.730.000 VNĐ

24 tháng:  6.220.000 VNĐ

30 tháng: 7.600.000 VNĐ

Như vậy, mục đích của việc đóng phí đường bộ là góp phần trùng tu và bảo dưỡng các tuyến đường đang lưu thông. Do đó việc đó phí là một cách tạo nên kinh phí cho việc trùng tu đường bộ. Vì thế đóng phí đường bộ là nghĩa vụ bắt buộc của các chủ phương tiện được nêu trong luật. Bên cạnh đó bạn cần đóng đủ và đóng đúng thời hạn.

"Hyundai MPC là đơn vị cung cấp xe tải, phụ tùng và các dịch vụ liên quan đến xe. Nội dung bài viết mang tính chất tham khảo, MPC không cung cấp dịch vụ tư vấn qua điện thoại"

 

 

Kiến thức tổng hợp

Xem thêm Kiến thức tổng hợp